Làm sao để phân biệt đâu là thực phẩm chức năng và thuốc?

Tin Tức

Tin Tức

Làm sao để phân biệt đâu là thực phẩm chức năng và thuốc?

Ngày đăng : 24/06/2021 - 3:31 PM

Làm sao để phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc?



Thực phẩm chức năng xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đó là những sản phẩm ăn có thành phần dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm hàng ngày. Trong quá trình bào chế thực phẩm chức năng, thực phẩm sẽ được chọn lọc ra các chất cần thiết nhằm bổ sung cho cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe.

 

 

Thực phẩm chức năng là gì?

 

Thực phẩm chức năng không được coi là một loại thuốc chữa bệnh. Trên thực tế, đây chỉ là sản phẩm giúp bổ sung những chất còn thiếu trong cơ thể để đảm bảo quá trình chuyển hóa, góp phần cải thiện tình trạng bệnh lý chứ không có tác dụng chữa bệnh hoàn toàn. Thực phẩm chức năng có nhiều tác dụng tốt nhưng không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh.

 

Nhóm thức ăn có nguồn gốc từ động vật (chế phẩm từ sữa, thịt, cá...) và nhóm thức ăn có nguồn gốc từ thực vật (các loại rau, củ, quả...): Những thực phẩm này đã được chế biến, chọn lọc các chất dinh dưỡng quan trọng, có lợi cho cơ thể và loại bỏ đi các chất không cần thiết. Nhóm thực phẩm chức năng này có thể được sử dụng rộng rãi với mọi đối tượng.


Nhóm thành tố của thức ăn chia ra làm 6 loại: chất xơ dinh dưỡng, đường đa phân tử (oligosaccarid), axit amin, peptid và protein, vitamin và khoáng chất, vi khuẩn sinh axit lactic, axit béo. Khác với nhóm trên, các sản phẩm này được sản xuất dành cho những đối tượng đặc biệt nhất định.

 


Có nên dùng thực phẩm chức năng?


Người dùng không nên phân biệt quá rõ ràng giữa thuốc và thực phẩm chức năng. Dù không thể sử dụng thực phẩm chức năng thay thế cho thuốc chữa bệnh. Người dùng có thể sử dụng thực phẩm chức năng như trong một số trường hợp cụ thể.

 

Trong một số trường hợp cụ thể thì thực phẩm chức năng cũng có thể được gọi là thuốc. Ví dụ như bị chuột rút bởi thiếu canxi và vitamin D3 thì chỉ cần bổ sung thực phẩm chức năng (vitamin D3 và canxi) là đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh mắc bệnh lý phức tạp hơn, chỉ bổ sung thực phẩm chức năng không có giá trị nhiều và đôi khi lại không có tác dụng. Tốt hơn hết người dùng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

 

1. Cách nhận biết sản phẩm là thuốc

 

- Trên hộp ghi số đăng ký (SĐK) như sau: chữ – số được cấp – năm cấp

 

Ví dụ: SĐK: V… - 1000 - 12

Trong đó:

 

+ Thuốc nhập khẩu sẽ có ký hiệu là VN; thuốc sản xuất trong nước ký hiệu là VD, VS, V..

+ V…: ký hiệu nhận biết là thuốc

+ 1000: số thứ tự do Cục quản lý dược cấp

+ 15 : năm cấp số đăng ký (năm 2015)

 

- Số khác: GC-XXXX-XX là số đăng ký những loại thuốc gia công

 

Thuốc sẽ được sắp xếp thành 2 nhóm bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn:

 

+ Thuốc kê đơn: được phân thành 30 nhóm căn cứ theo Công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

+ Thuốc không kê đơn: Nhà thuốc có thể phân loại căn cứ theo thông tư 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn (gồm 250 hoạt chất).

 

 

2. Cách nhận biết sản phẩm là thực phẩm chức năng

 

Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) được viết như sau: Số được cấp/năm cấp/YT-CNTC và có dòng chữ: Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Thực phẩm chức năng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

Theo quy định, số đăng ký của TPCN bắt buộc phải được ghi theo định dạng như sau:

 

+ Đối với SĐK do Do BYT (Cục VSATTP) cấp được ghi theo định dạng: xxx/yyyy/YT-CNTC. Trong đó: xxx là số thứ tự được cấp, yyyy là năm cấp.

Ví dụ: 123/2010/YT-CNTC

+ Đối với số đăng ký do sở y tế cấp được ghi theo định dạng: xxx/yyyy/YT-XX

Trong đó: xxx là số thứ tự được cấp, yyyy là năm cấp, XX là tên viết tắt của tỉnh thành cấp SĐK

Ví dụ: 123/2010/YT-TG

Ví dụ: SCBTC: 2204/2012/YT-CNTC
Jex: 232/ATTP-XNCB
Hoặc XXXX/ATTP-XNCB
EVA NICE: 2324/2012/YT-CNTC.

Bài viết khác

Làm sao để phân biệt đâu là thực phẩm chức năng và thuốc?

0 Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0792018989
Zalo