Hướng dẫn cách phân loại đông trùng hạ thảo

Tin Tức

Tin Tức

Hướng dẫn cách phân loại đông trùng hạ thảo

Ngày đăng : 09/02/2022 - 5:59 PM

     Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo. Do đó bên cạnh những sản phẩm được khai thác từ tự nhiên, trên thị trường còn có nhiều loại khác.

     Dưới đây là phân loại sản phẩm đông trùng dựa trên nguồn gốc, trạng thái và hình thái:

1. Phân loại theo nguồn gốc

     Người ta chia đông trùng hạ thảo thành 2 loại là sản phẩm tự nhiên và nhân tạo với sự chênh lệch về giá cả và dược tính.

+ Sản phẩm tự nhiên: Đông trùng hạ thảo mọc tự nhiên trên các cao nguyên ở Trung Quốc có chứa hàm lượng dưỡng chất vô cùng cao. Giá cả cũng vô cùng đắt đỏ, dao động khoảng 1,5-2 tỷ/kg. Mỗi năm, sản lượng khai thác đều không vượt quá 80kg.

+ Sản phẩm nhân tạo: Nấm được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các chất như vỏ trứng, đậu xanh, ngô, gạo,… và thu hoạch nấm. Giá thành của sản phẩm đa dạng rơi vào khoảng từ 40-55 triệu đồng/kg khô.

 

 

2. Phân loại theo trạng thái

     Gồm đông trùng hạ thảo tươi hoặc phơi sấy khô, mỗi loại có đặc điểm và cách sử dụng khác nhau, cụ thể:

+ Trùng hạ tươi: Đông trùng được khai thác chưa quá một tháng, bảo quản trong nhiệt độ thấp có mùi thơm đặc trưng của nấm. Sản phẩm này có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao.

+ Trùng hạ sấy khô: Được xử lý nhiệt phân bằng cách phơi sấy khô giúp quá trình bảo quản được tốt hơn. Sản phẩm có mùi tanh nồng, hàm lượng dưỡng chất đạt khoảng 98% so với sản phẩm tươi, có thể dùng tối đa 3 năm.

 

 

3. Phân loại theo hình thái

     Đông trùng hạ thảo có thể ở dạng nguyên con hoặc được bào chế theo nhiều dạng chế phẩm khác nhau.

+ Nguyên con: Giữ nguyên hình dáng của đông trùng gồm phần thân và sợi nấm. Loại này có giá rất cao, được dùng để ăn sống, sắc thuốc hoặc hầm canh.

+ Dạng bột: Được nghiền nhuyễn thành dạng bột mịn, thường dùng để nấu cháo hoặc pha trà.

+ Dạng nước: Chiết xuất dạng nước có thể kết hợp với nhiều thành phần khác nhau và đóng thành chai, dùng để uống trực tiếp.

+ Dạng viên: Là dạng bột mịn nhưng được bào chế thành dạng viên nang cho dễ sử dụng và bảo quản.

+ Dạng trà túi lọc: Sản phẩm được đóng thành trà túi lọc dùng để pha trà uống hàng ngày.

Bài viết khác

Hướng dẫn cách phân loại đông trùng hạ thảo

0 Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0792018989
Zalo